Tôi đã từng như vậy.
Bạn bè hỏi gì tôi cũng biết. Câu chuyện nào tôi cũng có thể góp ý.
Tôi nghĩ mình là người hiểu rộng. Nhưng rồi.
Một ngày kia, tôi nhìn lại, và thấy.
Tôi không có gì thật sự thuộc về mình. Không kỹ năng nào giỏi. Không công việc nào vững. Không thành tựu nào đáng để tự hào.
Tôi nghĩ, có khá nhiều người giống tôi.
Không lười biếng, cũng không thiếu hiểu biết.
Chỉ là, chúng ta tưởng mình đang đi lên, nhưng thật ra chỉ đang đứng yên mà thôi.
Cứ đọc hết cái này đến cái kia. Cứ nghĩ mình đang học, đang tiến bộ.
Nhưng rồi chẳng có việc gì làm tới nơi tới chốn.
Biết nhiều mà không làm, thì cũng như không.
Tệ hơn nữa, nó tạo ra ảo tưởng rằng mình giỏi.
Đó mới là thứ nguy hiểm nhất.
Khi bạn nghĩ mình biết rồi, bạn không còn muốn học tiếp.
Khi bạn nghĩ mình đang đi đúng hướng, bạn sẽ không bao giờ nhận ra mình đang lạc lối.
Tôi không nói điều này để phán xét ai.
Tôi chỉ đang nói với chính mình, của những năm trước.
Người từng ngồi lì hàng giờ để “lên kế hoạch”, nhưng chẳng bao giờ bắt đầu.
Người từng đọc hàng đống bài viết về thành công, nhưng lại chẳng làm được việc gì nghiêm túc.
Cho đến một ngày, tôi bắt đầu.
Không phải bắt đầu bằng kế hoạch hoành tráng.
Mà chỉ đơn giản là làm một việc nhỏ mỗi ngày, dù không hoàn hảo, nhưng chắc chắn.
Tôi tự đặt kỷ luật cho mình:
Làm trước khi nghĩ quá nhiều.
Chấp nhận dở tệ khi bắt đầu.
Và kiên trì đến khi mình giỏi thật.
Đừng quá tự hào vì những gì bạn biết.
Hãy tự hào vì những gì bạn làm được, dù nhỏ nhất.
Biết là tốt. Nhưng làm mới là thứ thay đổi cuộc đời.
Nếu bạn đang thấy bản thân giống như tôi ngày xưa.
Không sao cả. Nhận ra được là bước đầu tiên.
Việc tiếp theo là: bắt đầu. ngay từ hôm nay.
Và bạn sẽ thấy, bạn giỏi hơn bạn tưởng.
Nhưng không phải vì bạn biết nhiều.
Mà vì cuối cùng, "bạn đã chịu làm".
13/07/2025