Học code dễ lắm.
Hồi mình học lớp 11, trên CĐM có các Web hỗ trợ tạo lập Wapbuilder miễn phí như wapego, Xtgem, Wapka, wapdam,... Mình cũng có làm mà có cần học gì đâu.
Đến năm mình lớp 12 thì bên Việt Nam mình còn có thêm Wapmienphi, Fvnn, xViet, Vsite,.... Bên đấy còn hỗ trợ các module tiện ích về web kết quả xổ số, web tải nhạc, web đọc tin tức, thời tiết,.... Mình cũng làm thêm vài cái cũng đâu cần phải học code đâu.
Đến tận năm 2015-2016 mấy web hỗ trợ đấy mới lụi tàn vì Facebook và các ứng dụng điện thoại phát triển mạnh quá. Trong khoảng thời gian đấy thì nhiều người đã phát triển theo hướng khác
11/08/2021
Anh là chuyên viên IT, anh có 1 phần mềm mà nghịch 1 chút nó trở thành phần cứng, em có muốn test thử không?
24/07/2021
Top những THỨ MÀ TÂN SINH VIÊN CNTT PHẢI TẬP, KHÔNG BỊ ĂN CHỬI RÁNG CHỊU.
1: Học cách hỏi. Vâng Hỏi thì ném cái cái câu hỏi lên luôn đừng kiểu anh chị nào biết abcxyz không chỉ em bla bla 100% không ai thèm để ý bạn đâu.
2: Tập search google. Trước khi hỏi cái gì làm ơn search google phát, search không ra á. Search tiếng việt không được thì tiếng anh ạ. Không có thì lên đây hỏi.
3: Tập học tiếng anh. Học để biết học để search google.
4: Tập làm người. Hỏi cái gì thì có đầu đuôi, chủ ngữ hộ phát chứ hỏi xong chả biết nhờ ai, hỏi ai thì ...
5: Tập bớt ảo tưởng. Mấy thanh niên học được vài miếng ngôn ngữ lập trình bắt đầu gáy bố mày biết rồi, bố mày biết hết rồi mày phải nghe tao. Nói cho nó vuông ra thì bạn chỉ là 1 trong vô vàn đứa biết mấy cái đó thôi hay nói cách khác thì mấy cái đó ai cũng biết.
6: Tập cách xây dựng một plan cho bản thân. Nhiều bạn cứ bảo em học xong ngôn ngữ abcxyz giờ em nên học cái gì tiếp theo. Cái câu này của các bạn thật sự nó hiện trên mặt các bạn cái chữ THIẾU. Thiếu định hướng, thiếu mục tiêu, thiếu kế hoạch. 18 tuổi rồi các bạn đâu phải như học sinh cắm đầu vào học trong khi chẳng biết mình học cái mẹ gì.
7: Tập cách làm việc nhóm. Không phải là làm việc nhóm là 1 đứa gánh hết. Mà là mỗi đứa làm một thứ. Tập để làm đồ án và tập để đi làm.
8: Tập xây dựng một nhóm để học tập. Một nhóm thì phải có hoạt động cụ thể và có người dẫn dắt chứ không phải nhóm để tấu hài.
9: Tập hướng ngoại. CNTT là một ngành hướng nội rồi mà bản thân các bạn còn hướng nội nữa thì các bạn cũng không tồn tại trong ngành được lâu.
10: Tập năng động. Đừng ngại ngần tham gia những nhóm học tập đúng nghĩa vì bạn cần phải có động lực và có một định hướng để đi lên. Và hãy tham gia các câu lạc bộ. Vì bạn là sinh viên chứ không phải là ông cụ.
Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây. Và mình cũng đang xây dựng một nhóm để học chung dành cho các bạn tân sinh viên 2k3 mà bản thân các bạn chưa có một định hướng cụ thể hoặc các bạn đã biết rồi và muốn học hỏi thêm nhiều kiến thức khác.
Chúc các bạn buổi sáng vui vẻ. Thanks for reading.
21/07/2021
#j2team_share
1. ĐỐI VỚI EMAIL LẦN ĐẦU GỬI CHO NGƯỜI KHÁC XIN THAM KHẢO MẪU SAU:
Chủ đề email: "Về việc (nêu ra công việc cụ thể nhưng ngắn gọn thôi)"
Chào chị A, (ghi tên cụ thể chứ đừng Dear anh/chị, và tuyệt đối không ghi sai tên người nhận)
Em là ... đến từ (cơ quan/đoàn thể tương ứng). Em có được email này của chị do anh B bên công ty C giới thiệu (nêu ra hoàn cảnh có được thông tin liên lạc hoặc gợi nhắc người ta về dịp đã được gặp nay email liên hệ nói chuyện thêm). Em viết email này để (nêu ra công việc cần thảo luận, cụ thể hơn phần email title nhưng đừng có trình bày hết một cục chữ dày đặc ở đoạn này).
(Chấm, xuống dòng, sang ý khác. Mỗi đoạn một ý ngắn gọn thôi.)
Về việc A, ....
Về vấn đề B, ...
Tuy nhiên, một khúc mắc có thể xảy ra là ...
Vì vậy, em đề xuất mình có thể ...
Bước tiếp theo, mong chị gửi em ... . Nếu cần thêm thông tin, chị cứ trao đổi với em hoặc có gì gấp chị có thể gọi em/trợ lý của em tại ... (thêm một kênh liên lạc khác nhanh chóng hơn)
Mong sớm nhận được phản hồi của chị.
Cảm ơn chị,
(Tên)
2. ĐỐI VỚI EMAIL TRẢ LỜI NGƯỜI KHÁC:
Gửi chị A,
Cảm ơn email của chị. Về các vấn đề mà chị đưa ra, em xin phản hồi như sau:
Về việc X, ...
Về việc Y, ...
Để em có thể tiến hành ..., xin chị phản hồi giúp em một số điểm như sau:
1. Câu hỏi
2. Câu hỏi
Sau khi nhận được những thông tin trên từ chị, bước tiếp theo của em sẽ là ...
Mong nhận được phản hồi của chị trước ngày ... để kịp tiến hành ... đúng hạn.
Email này có cc anh B và bạn C đến từ phòng ban ... để trả lời cho chị về vấn đề X nếu chị có thêm yêu cầu. Cảm ơn chị.
Thân gửi,
(Tên)
3. ĐỐI VỚI EMAIL DẠNG FOLLOW-UP:
Gửi chị A,
Em là ... ở bên (cơ quan đoàn thể tương ứng). Em gửi chị email này xin được follow-up về việc ...
Em cần chị phản hồi giúp em về vấn đề ... và gửi cho em ... để có thể tiến hành ... trước ngày xx/xx
Email trước em đã forward phía dưới để chị tiện xem lại. File đính kèm trong email này là giấy tờ X, Y và Z.
Mong sớm nhận được phản hồi của chị.
Cảm ơn chị,
(Tên)
4. CHECK LIST ĐỂ DÒ LẠI EMAIL TRƯỚC KHI GỬI:
- Email đã giải quyết hay nêu ra được vấn đề chính một cách rõ ràng chưa?
- Đã đưa ra cho người nhận yêu cầu hành động cụ thể cho bước tiếp theo chưa?
- Tên mọi người đã đúng chưa?
- Còn ai có trong phần cc nhưng chưa được giới thiệu?
- File cần đính kèm đã đủ VÀ ĐÚNG FILE chưa?
- Nếu có đoạn nào buộc phải copy & paste, format chữ trong email đã được chỉnh sửa cho đồng nhất từ đầu đến cuối chưa?
- Còn lỗi chính tả nào không?
- Nếu đang nói đến vấn đề căng thẳng, có đoạn nào mình viết bị tập trung vào cảm xúc hay đổ lỗi mà chưa đưa ra được giải pháp?
Nguồn: copy
20/07/2021
Hoá ra khi đơn phương một người
Hoá ra khi tơ vương một người
3h đêm vẫn ngồi cườiii ^^